Trong những năm qua, để đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO, G.A.P, HACCP, TCVN… rất nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam đã chi một khoản phí không nhỏ để xây dựng nên các quy trình nghiệp vụ với kỳ vọng rằng sẽ xây dựng được một bộ máy hoạt động hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ rất dễ bắt gặp những tình huống đau đầu như thế này:
- Lãnh đạo mất hàng tháng trời để xây dựng quy trình, nhưng khi giao xuống nhân viên lại thấy phức tạp, khó hiểu, không sát với thực tế và không làm theo.
- Khó kiểm soát tình trạng của các công việc trong những quy trình liên quan tới nhiều phòng ban, thông tin bị phân tán phải mất nhiều thời gian để tìm lại khi cần.
- Không thể trả lời được những câu hỏi đơn giản như công việc hiện đang bị trì hoãn ở bước xử lý nào của bộ phận nào, đâu là các điểm tắc nghẽn trong quy trình, nguyên nhân thường xuyên gây ra các vấn đề là gì.
Cứ thế, sau nhiều lần thất bại, sự kỳ vọng của doanh nghiệp vào quản trị quy trình phai mờ dần. Nhiều lãnh đạo đã gần như từ bỏ và quay về quản lý mọi thứ “tùy hứng” như trước.